9 bước hướng dẫn mở quán cơm văn phòng cho người mới khởi nghiệp

Kinh doanh quán cơm văn phòng đang vô cùng hot và thu lãi nhanh. Để bắt đầu khởi nghiệp với mô hình dịch vụ ăn uống này, bạn sẽ cần tìm hiểu và trang bị rất nhiều kiến thức và kỹ năng. 9 bước hướng dẫn mở quán cơm văn phòng dưới đây sẽ là bí quyết thành công cho những ai mới bắt đầu.

9 bước hướng dẫn mở quán cơm văn phòng cho người mới khởi nghiệp

Bước 1: Xác định mô hình kinh doanh

Trước khi mở quán, bạn cần phải xác định xem quán cơm của bạn sẽ đi theo mô hình nào? Phục vụ bình dân, bán cơm đĩa, cơm hộp nhỏ hay các quán lớn? Việc xác định rõ mô hình ngay từ ban đầu sẽ giúp các bước chuẩn bị phía sau của bạn đi theo một hướng cụ thể và dễ thực hiện hơn.

Bước 2: Lập kế hoạch

Bước tiếp theo trong hướng dẫn mở quán cơm văn phòng đó là lập kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đầu tiên hãy xác định xem bạn cần phải chi tiền cho những hạng mục nào? Xác định rõ nguồn vốn để tính toán đầu tư hợp lý. Có rất nhiều người thường mắc phải lỗi đó là tự tính nhẩm trong đầu và ước tính đại khái số tiền. Sau đó khi chính thức bắt tay vào làm thì số vốn đội lên cao gấp mấy lần dự kiến, thâm hụt vốn làm cho khó khăn xuất hiện ngay từ bước đầu.

Bản kế hoạch của bạn cần rõ ràng, cụ thể từng mục, sát với thực tế và có khả năng đạt được trong khoảng thời gian cụ thể. Với những khoản cần chi tiền, hãy đi khảo giá cụ thể.

Trong quá trình tiến hành thực hiện, hãy bám sát vào kế hoạch để tỉ lệ sai sót giảm xuống mức tối thiểu.

Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân “1 vốn 4 lời”

Quán cơm văn phòng

Bước 3: Chuẩn bị vốn và cách xoay vòng vốn

Sau khi đã lên được kế hoạch, bạn cần có đủ vốn để đầu tư. Nếu làm 1 mình mà không đủ tiền thì hãy rủ anh em đầu tư chung. Nếu kinh doanh chung thì bạn phải rõ ràng từng vấn đề một để sau này các thành viên trong nhóm không xảy ra xích mích.

Bước 4: Tìm vị trí thuận lợi để mở quán cơm văn phòng

Bước 4 trong hướng dẫn mở quán cơm văn phòng là hãy tìm một vị trí thuận lợi để đặt quán ăn. Hãy chọn một vị trí đẹp gần khu có nhiều văn phòng công ty. Tuy nhiên giá thuê ở những nơi này thường không hề rẻ, bạn hãy tham khảo một vài chỗ trước khi quyết định. Ngoài ra, thuê trực tiếp qua chỉ nhà thì giá mặt bằng sẽ rẻ hơn.

Bước 5: Khảo sát thị trường và đối thủ

Một bước quan trọng trong hướng dẫn mở quán cơm văn phòng là khảo sát thị trường và đối thủ. Nhiều người chọn bỏ qua bước này bởi họ nghĩ rằng cứ mở quán ra, khách đi qua nhìn thấy sẽ ghé vào ăn. Tuy nhiên thực tế lại khác hoàn toàn, những quán cơm đã mở trước đó đã có lượng khách nhất định, một số quán còn là đối thủ vô cùng mạnh. 

Do vậy, nhất định phải tìm hiểu thị trường, ăn cơm tại từng quán để đánh giá và đưa ra cho mình chiến lược hợp lý.

Xem thêm: Những chi phí mở quán ăn bình dân cho người mới khởi nghiệp

Bước 5: Khảo sát thị trường và đối thủ

Bước 6: Trang trí quán phù hợp với khách hàng mục tiêu

Với các quán cơm văn phòng thì đối tượng khách hàng chín nhất vẫn là dân văn phòng. Nếu có nhiều vốn thì bạn nên trang trí lại quán cho nổi bật và có điểm nhấn để tạo ấn tượng. Nếu không có nhiều tiền thì bạn chỉ cần làm sao cho không gian quán sạch sẽ, lịch sự nhất có thể là được. 

Có một thực tế từ chính những người làm văn phòng chia lại, đó là các quán cơm nhìn không gian bẩn bẩn, bàn ghế nhem nhuốc thì sẽ họ không ghé lại lần sau. Do vậy, đây là một bước quan trọng trong hướng dẫn mở quán cơm văn phòng mà bạn không nên bỏ qua.

Bước 7: Mua sắm thiết bị để mở quán cơm văn phòng

Bắt đầu mở quán cơm văn phòng sẽ có rất thiết bị và đồ cùng mà bạn cần mua sắm. Một số mục cơ bản mà bạn nhất định phải mua gồm: 

Về nội thất quán

  • Bàn ghế
  • Quạt (máy lạnh nếu có)
  • Tủ lạnh, giá đựng đồ
  • Đèn trang trí, cây chậu cảnh,..
  • Đồ đạc phục vụ khách ăn: bát đũa, giấy ăn, sọt rác,…

Về dụng cụ nấu ăn

Tủ nấu cơm

Bước 8: Xây dựng menu

Xây dựng meu là bước hướng dẫn mở quán cơm văn phòng nhất định phải làm. Bạn nên có thực đơn món ăn để đáp ứng nhu cầu ăn uống đa dạng của khách hàng. Hãy ghi ra tất cả các món món ăn kèm cơm, sau đó mỗi ngày chọn ra một số món để nấu. Thứ đơn hôm nay bắt buộc phải khác thực đơn hôm qua. Bởi khách ăn mãi vài món cũng sẽ chán.

Đặc biệt, dân văn phòng vô cùng thích những đĩa cơm mang hương vị gia đình. Do đó, hãy nghiên cứu cách nấu ăn và nêm gia vị của bạn sao cho “chuẩn cơm mẹ nấu”.

Bước 9: Thuê nhân viên

Nếu quán cơm văn phòng có quy mô vừa và lớn thì bạn hãy thuê thêm nhân viên phục vụ. Hiện nay lương nhân viên cho 1 giờ làm việc sẽ dao động trong khoảng từ 22.000đ. Nếu là các quán mới mở, lượng khách hàng còn ít thì bạn có thể dùng nhân sự gia đình, chưa cần thiết phải thuê người làm.

Với 9 bước hướng dẫn mở quán cơm văn phòng trên đây, hy vọng bạn sẽ có một khởi đầu thuận lợi, nhanh chóng kiếm trăm triệu mỗi tháng.

Điện máy thực phẩm NEWSUN chúc bạn thành công!

4 rủi ro khi mở quán cơm văn phòng và giải pháp khắc phục

Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống luôn rất khốc liệt, không điều gì là không thể xảy ra kể cả khi bạn có tính toán kỹ càng tới cỡ nào. Xem qua 4 rủi ro khi mở quán cơm văn phòng dưới đây để có thể lường trước tình huống xảy ra và có giải pháp xử lý tốt nhất nhé!

4 rủi ro khi mở quán cơm văn phòng và giải pháp khắc phục

Nguy cơ mất cắp, lừa đảo

Đây là rủi ro khi mở quán cơm văn phòng mà người kinh doanh rất khó kiểm soát. Các quán cơm văn phòng thường ăn trước trả tiền sau, khách lại ra vào tấp nập nên nhiều khi có những kẻ gian ăn xong lợi dụng tình huống lộn xộn đi về không trả tiền.

Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn hãy là người đứng thu tiền và tập khách nhìn tổng quát và ghi nhớ mặt khách hàng. Còn lại vẫn phải phụ thuộc vào sự thật thà của thực khách.

Vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong tất cả các rủi kho khi mở quán cơm văn phòng mà bạn có thể gặp phải, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là trầm trọng nhất. Nếu chẳng may có khách hàng bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tại quán thì bạn sẽ phải chịu trách nghiệm hoàn toàn.

Trường hợp khách chỉ đau bụng nhẹ thông thường còn dễ giải quyết. Nhưng nếu khách bị nặng, có biểu hiện khó thở, buồn nôn và phải đi bệnh viện thì vô cùng rắc rối. Bạn sẽ phải chịu toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, tiền thuốc và thu nhập của họ trong thời gian không thể đi làm.

Không chỉ vậy, nếu tình huống nghiêm trọng hơn, quán cơm của bạn có nguy cơ sẽ phải nộp phạt hoặc bị đóng cửa vĩnh viễn.

> Xem thêm: Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân “1 vốn 4 lời”

Vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguyên nhân

Nguyên nhân của rủi ro khi mở quán cơm văn phòng đến từ rất nhiều yếu tố. Thứ nhất do chủ quan. Cụ thể, rất nhiều quán gặp trường hợp chủ nguồn cung nguyên liệu làm ăn gian thương, cố ý bán thực phẩm kém chất lượng. Chủ quán không kiểm tra kỹ đã mua về chế biến.

Thứ hai là do cách bảo quản thực phẩm. Bạn vẫn để nguyên liệu trong tủ lạnh nhưng tủ bị hỏng hoặc bị mất điện dễ đến đồ ăn bị hỏng. Đầu bếp lại vẫn dùng để nấu nên khiến tình trạng này xảy ra. Một số khác lại là do chủ nhà hàng cố tình nhập thực phẩm kém chất lượng giá rẻ về nấu nhằm nâng cao doanh thu.

Giải pháp

Hãy luôn đảm bảo nguồn thực phẩm đầu vào tươi ngon, chất lượng tốt. Tất cả các khâu chế biến cần phải sạch sẽ. Tủ lạnh lớn để lưu trữ thực phẩm thì nhất định phải có. Trong trường hợp quán mất điện quá lâu thì bạn phải có phương án xử lý ngay để ngăn đồ ăn không hỏng. Nếu phát hiện nguyên liệu bị hư thì hãy bỏ đi ngay, không được tiếc mà giữ lại.

Thực phẩm sạch - rủi ro khi mở quán cơm văn phòng

Doanh thu sụt giảm do khách “ảo”

Nguyên nhân

Đây là một trong những rủi ro khi mở quán cơm văn phòng mà ít ai nói với bạn. Thời gian đầu khi vừa mở quán và làm quảng cáo, bạn sẽ nhận được tín hiệu vui lượng khách tới quán và số đơn giao online rất ấn tượng. Trong đó một lượng không nhỏ khách tới chỉ thuần túy là do tò mò, là bạn bè, người quên đến ủng hộ. Nhóm khách này được gọi là “khách hàng ảo”. Tức là họ chỉ đến quán 1 vài lần rồi không quay lại.

Do đó, chỉ một thời gian ngắn mở cửa là lượng khách hàng của bạn cứ giảm dần, giảm dần. Nhóm khách “ruột” còn lại cũng không được bao nhiêu. Với tình trạng này thì bạn sẽ khó mà duy trì quán lâu dài.

Giải pháp

Lượng khách hàng trong những ngày đầu khai trương không thể dùng là căn cứ tính lợi nhuận. hãy lập kế hoạch sử dụng vốn chi tiết nhất có thể. Đồng thời, nên có một khoản tiền chỉ dùng để duy trì việc kinh doanh trong 3 tháng đầu tiên. Vì đây là thời gian làm quen với thị trường và khách. Khi có vốn dự phòng thì bạn có thể “sống sót” qua giai đoạn này dễ dàng.

Đặc biệt, hãy biến khách ảo thành khách hàng trung thành bằng cách nâng cao chất lượng món ăn ngon. Cùng mức giá như vậy nhưng bạn nấu ngon hơn, khách ăn hợp khẩu vị thì họ chắc chắn sẽ quay lại quán.

>> Xem thêm: Những chi phí mở quán ăn bình dân cho người mới khởi nghiệp

Thiệt hại do cháy nổ

Nguyên nhân

Đây là rủi ro khi mở quán cơm văn phòng rất phổ biến. Bởi hầu hết các quán đều sử dụng bếp nấu tại chỗ. Nhiên liệu đốt lại thường là gas nên nguy cơ cháy rất dễ xuất hiện. Một trong những tác nhân cháy là do hở gas, dầu mỡ chảy tràn lan, để nhiều vật dụng dễ cháy gần bếp gas.

Nếu để tình trạng xảy nổ xảy ra, ngoài việc bạn sẽ bị thiệt hại về tài sản, nếu không may có khách gặp nạn thì sẽ vướng vào lao lý. 

Thiệt hại do cháy nổ - rủi ro khi mở quán cơm văn phòng

Giải pháp

  • Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, khi thiết kế quán cơm văn phòng bạn hãy tham khảo bên thiết kế để làm chống cháy. 
  • Trong quán ăn luôn phải có các loại bình chữa cháy để phòng trường hợp khẩn cấp.
  • Nếu dùng bếp gas nấu nướng thì cần thường xuyên kiểm tra van gas, khóa bình ngay khi không sử dụng. Đặc biệt không để vải bắt nồi hoặc các vật dễ cháy gần bếp lửa.

Hy vọng 4 rủi ro khi mở quán cơm văn phòng và các biện pháp phòng tránh này sẽ có ích với việc kinh doanh ăn uống của bạn.

Chúc bạn thành công!

Top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội “ngon nhức nách” không thể bỏ lỡ

Ẩm thực Hà Nội vô cùng đa dạng và hấp dẫn. Đến nơi xinh đẹp này mà bạn không ghé thăm các quán cafe ăn sáng thì đã bỏ lỡ 1 điều tuyệt vời. Bởi đây được coi là nét đặc trưng đầy sự thú vị chỉ có ở người miền Bắc. Hãy cùng NEWSUN điểm lại top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội chất lượng và ngon nhất nhé!

Top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội “ngon nhức nách” không thể bỏ lỡ

The Backyard Restaurant

The Backyard Restaurant đang là một trong những quán vô cùng hot và được các trẻ mệnh danh quán cafe ăn sáng đẹp nhất Hà Nội. Nếu ghé qua đây, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ trước vẻ đẹp tràn ngập sắc xanh của cây cối, tạo ra cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Đến với top quán cafe ăn sáng The Backyard Restaurant bạn sẽ được thưởng thức món ăn mang đậm hương vị truyền thống như bún phở, bánh mì và súp gà. Đặc biệt, nếu tới quán, bạn đừng bỏ qua món trà hoa cúc nổi tiếng của quán nhé! 

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 17 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 22:30h
  • ‎Mức giá: 30.000đ – 90.000 đồng

>> Xem thêm: Bí quyết mở quán ăn sáng đông khách lãi cao  

The Backyard Restaurant

6 Degrees Cafe

6 Degrees Café là nhà hàng tiếp theo không thể không nhắc đến trong top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội. Quán được thiết kế với không gian mở, trang trí theo phong cách hiện đại sang chảnh nên phù hợp với cả các buổi tụ tập bạn bè hay đi gặp đối tác.

Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức bữa sáng với nhiều món hấp dẫn. Sẽ càng tuyệt vời hơn nếu bạn ghé vào buổi chiều và gọi một bình trà ấm cùng với một vài món tráng miệng, rồi tận hưởng không gian tuyệt vời. Hơn nữa, ở quán cũng phục vụ bữa trưa và tối với nhiều món ăn hấp hẫn như sườn cừu, bò Fuji,….

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 189 Nghi Tàm, Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 23:00h
  • Mức giá: 100.000 – 350.000 đồng

Quán cà phê ăn sáng 6 Degrees Cafe

Paris Baguette

Paris Baguette là quán cafe ăn sáng ở Hà Nội vô cùng có tiếng và nổi bật. Nhà hàng này luôn thu hút một lượng lớn khách hàng bởi thực đơn đơn được cải thiện thường xuyên, có nhiều món ăn mới ra đời nhưng vẫn giữ được hương vị.

Đến với Paris Baguette, bạn chắc chắn sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp của quán. Bởi nơi đây trang trí theo phong cách châu Âu. Hơn nữa, ngoài các món ăn sáng, nhà hàng còn phục vụ nhiều loại bánh ngọt giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn khi tới đây.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 17 Hoàng Đạo Thúy, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 6:30 – 22:30h
  • Mức giá: 100.000 – 120.000 đồng

>> Xem thêm: Bán đồ ăn sáng nên bán món gì? Các món ăn sáng bán chạy nhất 2022

Quán cà phê ăn sáng Paris Baguette

Midori House

Từ lâu, Midori House đã được biết đến với việc mang đến những món ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng lại cực ít calo. Do vậy, đây luôn là lựa chọn ưu tiên của những ai đang theo lối sống eatlean.

Không chỉ vậy, Midori House cũng nổi tiếng với việc đầu tư thực đơn đồ uống rất kỹ lưỡng. Bên cạnh những cốc cà phê béo ngậy, quán cũng ưu tiên nhiều loại nước tốt cho sức khoẻ, phù hợp với những người thực hiện chế độ ăn kiêng như sinh tố, sữa chua, trà xanh.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 80A Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 23:00h
  • Mức giá: 30000 – 125000 đồng

Quán cà phê ăn sáng Midori House

Runam Bistro Cafe

Một trong top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội mà bạn nhất định phải ghé qua 1 lần là Runam Bistro Cafe. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm không gian mang đậm chất hoài cổ, tạo ra những phút giây thư giãn trước khi bắt đầu một ngày làm việc vất vả.

Runam Bistro Cafe được biết với các loại đồ uống thơm ngon, các món ăn sáng hấp dẫn, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày. Đặc biệt, giá thành ở đây cũng rất phải chăng, phù hợp với túi tiền đại đa số mọi người.

Ngoài ra đây cũng là nơi tuyệt vời để có một cuộc hẹn với bạn bè, chụp những bức hình xinh xắn với view khá là xịn sò.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 13 Nhà Thờ, Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 23:00h
  • Mức giá: 50.000 – 500.000 đồng

Runam Bistro Cafe

The Republic

Có lẽ The Republic đã không còn xa lạ với các bạn trẻ Hà Thành bởi đây luôn được đánh giá là top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội nhất định phải thử một lần. Thực đơn ở nhà hàng chủ yếu là các món Tây được nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị người miền Bắc, nhưng vẫn giữ được nguyên đặc trưng nguyên bản của món ăn.

The Republic cũng được yêu thích bởi có không gian rộng rãi, thoáng đãng kết hợp với thiết kế tạo ấn tượng mạnh. Nếu bạn là người thích chụp ảnh, muốn vừa được thưởng thức đồ ăn ngon vừa được thoả mãn sở thích sống ảo thì đừng bỏ qua địa chỉ này nhé!

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 12 Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 0:00h
  • Mức giá: 95.000 – 200.000 đồng

The Republic

Maison De Tet decor

Khác với rất nhiều quán ăn ở Hà Nội, Maison De Tet decor là quán có không gian gần gũi với thiên nhiên. Hơn nữa vị trí còn nằm ngay cạnh Hồ Tây nên dễ tạo cho bạn cảm giác thoải mái khi thưởng thức bữa sáng tại đây. Thực đơn quán cũng có rất đa dạng món như: Omelette, ricotta pancake, lemon souffle pancake,…có thể làm hài lòng ngay cả thực khách khó tính nhất.

Đáng chú ý hơn, khi ghé quán ăn vào khoảng tháng 10, bạn sẽ được thưởng thức thực đơn mùa đông vô cùng hấp dẫn. Bằng việc sở hữu không gian đẹp Maison De Tet decor sẽ phù hợp với cả những người cần bổ sung năng lượng cho buổi sáng và những khách hàng cần nghỉ ngơi, giải toả sau một ngày làm việc.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 26 Phố Quảng Bá, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00h
  • Mức giá: 100.000 – 200.000 đồng

Maison De Tet decor

La Terrasse Du Metropole 

Thuộc top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội vô cùng nổi tiếng, La Terrasse Du Metropole là nhà hàng nhận được sự yêu thích của cả giới trẻ, người chung tuổi và những người lớn tuổi. Nơi đây được thiết kế với phòng cách hiện đại, dùng màu trắng làm chủ đạo, kết hợp với đồ nội thất mang tone trầm ấm. Tất cả tạo nên cho khách hàng ghé thăm cảm giác bình yên, quen thuộc. 

Điểm nổi bật nhất ở đây chính là thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức món Tây cao cấp. Giá thành ở nhà hàng này rơi vào khoảng 1 triệu đồng, hơi cao so với thị trường chung. Tuy nhiên đã đến đây thì chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng và xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 15 Ngô Quyền, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 23:00h
  • Mức giá: Từ 65.000 đồng

Top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội: La Terrasse Du Metropole 

Lissom Parlour

Ở vị trí tiếp theo trong top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội là Lissom Parlour. Dù mới mở không lâu nhưng quán đã nhanh chóng làm hài lòng khách hàng bởi khong gian cực xinh, lại mang đậm nét hoài cổ Đông Dương. Ngoài không gian, quán ăn này cũng được khách hàng đánh giá cao nhờ vào sự chỉn chu trong cách phục vụ.

Nếu đã một lần ghé thăm Lissom Parlour, bạn sẽ bị thu hút và muốn quay lại vào các lần tới. Menu tại quán cũng vô cùng đa dạng, có nhiều đồ ăn và thức uống: Black Forest, Red Velvet, Earl Grey, Than Dừa, Bánh Bắp, Matcha, Houjicha,… Nên dù bạn đến vào buổi sáng hay tới lúc buổi chiều cùng bạn bè, đồng nghiệp cũng vô cùng thích hợp.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 68 Nguyễn Hữu Huân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00
  • Mức giá: 39.000 – 160.000 đồng

Lissom Parlour

Loft Stop Cafe

Loft Stop Cafe tạo ấn tương cho thực khách bởi không gian quán ấm cúng, trang trí theo lối đậm chất thơ mộng của Pháp. Khác với một số quán cafe ăn sáng ở Hà Nội, trong quán còn có rất nhiều góc nghệ thuật, hỗ trợ bạn dễ dàng chụp được nhưng bức ảnh selfie cực kỳ thu hút.

Vì lấy nguồn cảm hứng từ ẩm thực cổ điển Pháp nên hương vị món ăn sáng ở Loft Stop Cafe đều cao cấp và mới lạ. Ngoài đồ uống đặc trưng cà phê, quán còn phục vụ thêm rất nhiều các loại đồ uống ‘hot trend” như match white, trà sữa và black tea macchiato.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 11 Ngõ Bảo Khánh, Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 7.00 – 22.30
  • Mức giá: 50.000 – 220.000 đồng

Top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội: Loft Stop Cafe

Một buổi sáng

Nhắc đến các quán cafe ăn sáng ở Hà Nội ngon và chất lượng thì không thể nào thiếu được quán ăn Một Buổi Sáng của hot TikToker Long Chun. Ngay từ khi mới khai trương, quán đã làm mưa làm gió ở thủ đô Việt. 

Món chính được bánh tại Một Buổi Sáng chính là bún thang. Khác với bún thang ở những nơi khác, bún tại đây được nấu dựa trên công thức gia truyền với phần nước dùng cực kỳ thơm ngon mà bạn không thể nào tìm thấy ở bất kỳ đâu. Dù nước dùng bún đục hơn so với bún thang thông thường, nhưng đây lại chính là điểm làm nên sự độc đáo cho bún thang Một Buổi Sáng.

Bên cạnh đó, menu đồ uống tại đây cũng nhận rất nhiều lời khen bởi sự phong phú và ngon miệng. Hiện tại, quán đã mở thêm 1 chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh. Hãy tới và trải nghiệm các món ăn siêu hấp dẫn nhé!

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 86 Hai Bà Trưng, Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 7.00 – 23.00h
  • Mức giá: 10.000 – 70.000 đồng

Top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội: Một buổi sáng

Angel In US Coffee

Vị trí tiếp theo trong top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội phải kể đến Angel In US Coffee. Đây có lẽ là cái tên vô cùng quen thuộc với người dân Hà Nội khi muốn thưởng thức bữa sáng đủ chất dinh dưỡng, ngon miệng. Các món ăn tại đây cũng có phần mới lạ, được nêm nếm vừa miệng nên rất nhiều khách hài lòng.

Điểm nổi bật nhất của quán chính là hương vị cà phê đặc biệt như chính tên gọi Angel. Cà phê ở đây rất ngon, thơm và đậm đà, hợp khẩu vị của số đông người dùng.

Đặc biệt, ngoài các món Việt quane thuộc, Angel In US Coffee còn phục vụ thức ăn chuẩn Pháp như bánh pancake, ice flake, waffle mứt đào,… kết hợp với ly cà phê thơm ngon sẽ giúp bữa sáng của bạn tràn đầy năng lượng. Chi phí cho mỗi một người khi ăn sáng cũng ở mức vừa phải, ai cũng có thể chi trả.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 54 Liễu Giai, Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 9.00 – 23.00
  • Mức giá: 50.000đ – 100.000 đồng

>> Xem thêm: 14+ mô hình kinh doanh quán ăn thu lãi cao nhất 2022

Top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội: Angel In US Coffee

Trên đây là top quán cafe ăn sáng ở Hà Nội ngon và được nhiều khách hàng đánh giá tốt nhất. Nhìn chung, các quán này đều đang hướng tới nhóm khách hàng có thu nhập tầm chung trở lên, yêu thích sự sang trọng. Hãy thử 1 lần ghé qua các quán cafe ăn sáng này để trải nghiệm dịch vụ cùng những món ăn hấp dẫn tại đây, chắc chắn bạn sẽ hài lòng.

Đi tìm sự khác biệt giữa 2 chiếc tủ hâm nóng thức ăn 2P và 60-1

Hãi mẫu tủ giữ nóng thức ăn 2P và 60-1 đang được ưa chuộng nhất và dùng nhiều trong việc giữ nóng: gà rán, khoai tây chiên, pizza, xúc xích,… Công dụng của chúng như nhau là dùng để hâm nóng thực phẩm, dùng trong nhiều quán ăn, nhà hàng, quán gà rán, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Tuy vậy, 2 sản phẩm này cũng có rất nhiều điểm khác biệt ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành.

Đi tìm sự khác biệt giữa 2 chiếc tủ hâm nóng thức ăn 2P và 60-1

4 điểm khác biệt của tủ hâm nóng thức ăn 2P và 60-1

 Về kiểu dáng

  • Tủ giữ nóng 60-1

Tủ 60-1 là sự kết hợp giữa kính cường lực trong suốt với khung sơn màu đen tạo nên sự hiện đại, sang trọng cho thiết bị. Nếu không gian của bạn yêu cầu bài trí tỉ mỉ, hiện đại thì nên đây sẽ là một lựa chọn khá tốt.

  • Tủ giữ nóng 2P

Tủ giữ nóng thức ăn 2P là mẫu có thiết kế mặt kính cong, đi cùng với khung tủ màu đỏ bắt mắt tạo nên sự năng động, trẻ trung cho không gian. 

Sản phẩm này sẽ phù hợp hơn với các tiệm gà rán, quầy bán đồ ăn vặt,….

Về thiết kế cửa tủ

  • Tủ giữ nóng 60-1

Tất cả các mặt kính cửa tủ hâm nóng thức ăn đều được thiết kế phẳng, ở mặt trước và mặt sau đều có cửa mở. Với cánh cửa như vậy, Bạn có thể lấy/thêm thức ăn trong tủ từ cả đằng trước và đằng sau vô cùng dễ dàng.

ĐIều này có lợi ích rất lớn trong khi bán hàng. Bởi khi bạn đặt tủ trên quầy, bạn vừa chiên gà vừa bỏ thịt vào từ cánh cửa bên trong, Khách đến mua thì có thể tự nhặt gà từ cánh cửa đằng trước rất tiện lợi. 

  • Tủ giữ nóng thức ăn 2P

Tủ giữ nóng thức ăn kính cong 2P lại khác biệt hoàn toàn. Tủ chỉ có 1 cánh cửa mặt sau nên có thể sẽ không tiện lợi bằng mẫu tủ 601. Nếu với bạn, việc lấy thực phẩm ra từ đằng trước hay từ đằng sau không phải vấn đề quan trọng thì không nhất thiết phải chú đến sự khác biệt này.

Về thiết kế cửa tủ

Công suất và không gian chứa đồ

Tủ hâm nóng thức ăn kính cong 2P có công suất 800W, còn tủ giữ nóng thức ăn kính phẳng 60-1 thì có công suất lên tới 1500W.

Cả 2 mẫu tủ này có kích thước tương đương nhau. Tủ 2P là 66x48x60, trong khi đó tủ 60-1 là 66x48x61, chỉ lớn hơn 1 cm.

Như vậy, với một không gian chứa đồ tương đương nhau nhưng tủ hâm nóng 60-1 lại có công suất gia nhiệt gần gấp đôi mẫu còn lại. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng khả năng làm nóng không khí và giữ nóng thực phẩm của tủ 60-1 vượt trội hơn hẳn so với mẫu 2P. Do vậy, dù có cũng năng suất nhưng tủ giữ nóng 2P sẽ phù hợp với những cửa hàng đồ ăn nhanh không quá lớn. Còn với các cửa hàng tiện lợi, siêu thị thường xuyên phải mở cửa để lấy thức ăn thì mẫu tủ 60-1 sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất.

>> Xem thêm: Có nên mua tủ hâm nóng thức ăn cho nhà hàng?

Công suất và không gian chứa đồ

Một số thiết kế thêm ở mỗi tủ

Ngoài những điểm trên, ở mỗi tủ cũng sẽ được thiết kế thêm những chi tiết nho nhỏ khác 

  • Tủ giữ nóng thức ăn 60-1

Được thiết kế thêm 1 chiếc đồng hồ báo nhiệt độ để người dùng có thể dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ trong tủ, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng loại đồ ăn. 

Bên cạnh đó, khung đỡ giá để thức ăn được thiết kế theo dạng bậc thang. Nhờ vậy, bạn có thể tùy chỉnh độ cao thấp của giá đỡ.

  • Tủ giữ hâm thức ăn 2P

Phía dưới cùng tủ được trang bị thêm 2 khay inox để bạn có thể dùng để hứng dầu mỡ chảy ra từ thực phẩm, hoặc chứa những loại đồ ăn cần phân loại như khoai tây chiên và khoai lang chiên.

Còn các giá để đồ ăn của tủ có thể tháo lắp dễ dàng, nhưng không tăng chỉnh được chiều cao.

Dù có nhiều điểm khác biệt như vậy nhưng 2 mẫu tủ này vẫn rất được ưa chuộng. Đặc biệt,. thiết bị còn “hot” rần rần nhờ điểm chung cùng có dải nhiệt 33-80 độ C có thể tùy chỉnh để phù hợp với đa dạng các loại thức ăn.

Tủ giữ hâm thức ăn 2P

Nên mua tủ giữ nóng thức ăn nào?

Vậy giữa 2 mẫu tủ hâm nóng thức ăn này, nên mua mẫu nào thì tốt hơn? Thưc ra để có một đáp án chính xác là điều không thể bởi nhu cầu của mỗi người là khác nhau.

Hiện tại tủ giữ nóng thức ăn kính cong 2P được phân phối với mức giá 4 triệu đồng (cập nhật tháng 9/2022). Trong khi đó tủ giữ nóng 60-1 lại được bán với mức giá gần 6 triệu đồng(cập nhật tháng 9/2022).

Bạn có thể căn cứ vào mức giá cũng như sự khác biệt về khả năng gia nhiệt, bạn hay cân nhắc để chọn sản phẩm phù hợp. Như đã nói ở trên, nếu cửa hàng của bạn theo phong cách sang trọng và tần suất cần mở cửa lấy thực phẩm rất nhiều thì hãy chọn tủ kính phẳng. Ngược lại, nếu tần suất mở cửa tủ ít hơn thì tủ kính cong là lựa chọn phù hợp nhất.

Xem chi tiết các mẫu tủ hâm nóng thức ăn:

[san_pham]

Cả 2 sản phẩm này hiện đều đang được phân phối tại Điện máy thực phẩm NEWSUN. Nếu cần tư vấn, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline để được hỗ trợ nhé!

Điện máy thực phẩm NEWSUN

Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân “1 vốn 4 lời”

Quán ăn bình dân rất phổ biến ở các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư. Dù chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ nhưng không phải ai cũng biết rõ cách vận hành để có được hiệu quả như ý. Dưới đây sẽ là tổng hợp 10 kinh nghiệm mở quán ăn bình dân thu lãi cực lớn dành cho người mới. 

Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân “1 vốn 4 lời”

Chuẩn bị vốn và danh sách hạng mục cần chi

Khi tính toán chi phí mở quán ăn, nhiều người thường áng chừng khoảng chừng các khoản cần chi tiêu. Đây là sai lầm nghiêm trọng dẫn đến mất cân bằng chi phí. Trên thực tế khi bắt tay vào thực hiện, có rất nhiều có mục phát sinh cần đến tiền.

Do vậy, kinh nghiệm mở quán ăn bình dân lớn nhất và phải làm trước đó là vạch ra các khoản cần chi tiêu, tham khảo giá thị trường để làm kế hoạch càng chi tiết càng tốt.

Mở quán ăn bình dân sẽ cần chi:

  • Tiền mặt bằng, trả theo quý 3 tháng hoặc nửa năm 1 lần.
  • Trang thiết bị: Bàn ghế, bát đũa, cốc chén, hộp giấy và đũa thìa gói mang đi, khay ăn cơm, bàn để đồ ăn, tủ nấu cơm, chảo,…
  • Trang trí quán ăn, in bảng hiệu, thiết kế,…
  • Mua nguyên liệu nấu ăn hàng ngày

Một số loại chi phí phát sinh: 

  • Thuê người làm, thuê địa điểm trông xe
  • Đăng ký dịch vụ bán đồ ăn qua app Grab, Shopee Food, Now, Baemin, Gojek,…
  • Phí xin giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Chi phí marketing

Ngoài ra khi bắt đầu mở quán ăn bình dân, bạn hãy cố gắng tiết kiệm hết sức có thể. Khoản nào không nhất định phải chi thì hãy giữ tiền lại để đầu tư vào chỗ khác.

Chuẩn bị vốn và danh sách hạng mục cần chi

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là bước quan trọng trong chiến lược mở quán ăn bình dân. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều trải qua bước này. 

Mỗi nhóm khách hàng sẽ có đặc điểm và thói quen ăn uống khác nhau. Xác định đúng đối tượng, bạn sẽ biết được đặt quán ở đâu là tốt nhất, bán món ăn giá bao nhiêu, trang trí quán như thế nào, bán món gì thì phù hợp,…

Lấy ví dụ với 2 nhóm khách hàng đông đảo nhất

Đối tượng Địa điểm Giá Thực đơn Hình thức phục vụ Thời gian
Sinh viên – Gần trường đại học, ký túc xá

– Khu vực đông sinh viên thuê trọ

25.000-30.000đ – Các món dễ ăn, đa dạng nhiều đồ chiên rán

– Có trà đá tự phục vụ

– Trực tiếp tại quán

– Ship đồ ăn về nhà

Trưa: 10 – 14h

Tối: 17 – 21h

Nhân viên văn phòng – Gần khu văn phòng

– Khu vực tập trung nhiều công ty

30.000-60.000đ – Không cần quá nhiều món nhưng phải ngon và sạch

– Có các loại nước và hoa quả tráng miệng

– Trực tiếp tại quán

– Đặt về cơ quan

Trưa: 10h30 – 14h

Tối: 17h30 – 20h

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Chọn mặt bằng ở vị trí đắc địa

Mặt bằng kinh doanh sẽ chiếm 50% sự thành công của các quán ăn vỉa hè. Việc lựa chọn quán ăn cũng cần phải cân nhắc tới nhiều điểm như:

  • Thuận tiện giao thông: Ưu tiên các quán gần mặt đường, có chỗ để xe. Căn cứ vào lượng xe hàng ngày và khả năng họ dừng và ghé vào quán. Ví dụ như đường quốc lộ, mặc dù lưu lượng xe di chuyển khá nhiều nhưng lại ít dừng dọc đường. 
  • Gần khu dân cư, văn phòng: Không nên mở quán ăn ở những nơi hẻo lánh, ít xe cộ hoặc khó di chuyển như các ngõ nhỏ.
  • Khảo sát mật độ quán ăn đã có: Xem họ đang kinh doanh gì và và bạn có thể làm khác đi để nổi bật hay không.
  • Vị trí có gần các công ty, văn phòng hay không, thói quen ăn uống, quy chế quản lý tại địa bàn dân cư,…

Chọn mặt bằng ở vị trí đắc địa

Chọn hình thức phục vụ

Một kinh nghiệm mở quán ăn bình dân quan trọng hiện nay giúp quán thu hút được khách hàng mục tiêu đó là chọn đúng hình thức phục vụ.

  • Bán theo suất: Các suất ăn sẽ được mặc định theo ngày. Khách ăn sẽ không được tự chọn món mà chỉ mua suất ăn quán đã chuẩn bị. Hình thức này thường áp dụng nhiều ở căng tin hay các quán bán online.
  • Chọn món: Sẽ có một bàn đồ ăn và bạn sẽ là người quyết định số món được chọn, giá tiền. Khách chọn xong sẽ thanh toán tại quầy. Đây là hình thức phổ biến nhất ở các quán cơm bình dân hiện nay.
  • Tự phục vụ: Bạn sẽ chuẩn bị sẵn bàn đồ ăn, khách tới sẽ tự lấy cơm và món ăn theo sở thích. Giá tiền thường tính theo số món ăn hoặc cố định mức giá.

Trong cả 3 hình thức này, quán ăn tự chọn hoặc tự phục vụ hiện đang được thực khách yêu thích nhất.

Chọn hình thức phục vụ

Chuẩn bị nhân lực mở quán ăn bình dân

Nếu bạn chỉ có 1 quán ăn bình dân thì hãy tận dụng tối đa nhân lực trong gia đình. Trường hợp không đủ thì mới thuê nhân viên.

Với một quán cơm bình dân thông thường thì sẽ cần: 

  • 1 – 2 người đứng quầy
  • 1 người chạy bàn
  • 1 người rửa bát đĩa, vệ sinh

Nếu quán ăn to, khu để xe rộng thì bạn sẽ cần thêm 1 bảo vệ để giữ xe cho khách.

Hãy thuê nhân viên trả tiền theo giờ là tốt nhất. Bởi quán ăn bình dân sẽ chỉ bán vào buổi trưa và tối. Lương trung bình hiện nay đang là khoảng 20.000đ-25.000đ/h.

Chuẩn bị nhân lực mở quán ăn bình dân

Không gian quán sạch sẽ, thoáng mát

Không gian quán ăn bình dân cần có đủ tiêu chí thoáng mát và sạch sẽ. Có nhiều món ăn được chế biến trực tiếp trong quán, nên nếu không gian bí bách thì dễ khiến quần áo khách bị ám mùi.

Mà khách hàng ăn trưa xong sẽ cần tiếp tục học và làm vào buổi chiều nên đây sẽ là điểm trừ rất lớn. Ngoài ra, hãy thường xuyên lau dọn bàn và nền quán để đón đợt khách tiếp theo. 

Đặc biệt, các dụng cụ ăn uống gồm: bát, thìa, đũa khay ăn cơm đều phải được rửa sạch sẽ. Chú ý diệt côn trùng, ruồi bọ thường xuyên.

Xem thêm: Mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh kiếm doanh thu 200 triệu/tháng

Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân: Không gian quán sạch sẽ, thoáng mát

Thiết kế thực đơn

Các quán ăn bình dân thường sẽ có 2 kiểu: 1 là nấu khoảng 4-5 món, bán theo suất hoặc phục vụ theo đĩa với các nhóm khách từ 2 người trở lên.

Thứ 2 là nấu một bữa từ khoảng 10-15 món để khách tự chọn: Các món phổ biến gồm: 

  • Món canh: mồng tơi, rau ngót, canh chua, canh rau cải, sử dụng nước luộc rau.
  • Món mặn: đậu sốt cà chua, gà rang, tôm kho thịt, thịt kho tàu, cá kho, cá rán, lạc rang, thịt luộc, cá khô,…
  • Món rau: rau muống xào, rau cải xào/luộc, cà tím, su su, bí, dưa muối,…

Nhìn chung các món ăn này sẽ được thay đổi thường xuyên theo bữa. Đồng thời cũng sẽ được quyết định theo nguyên tắc mùa nào thức ấy. 

Chọn hình thức phục vụ

Định giá món ăn hợp lý

Để tính ra một mức giá phù hợp không hề dễ dàng. Phải chăng các con số mà nhà hàng, quán ăn khác đang áp dụng chỉ là áng chừng?

Câu trả lời là không. Với những người đã có kinh nghiệm mở quán ăn bình dân hoặc kinh doanh nhà hàng, ép giá suất ăn quán mình thấp hơn đối thủ là điều tối kỵ. Tất cả phải được tính toàn một cách khoa học để vừa có lãi.

Trung bình, một suất ăn ở quán cơm bình dân sẽ không cao hơn 40.000đ, phổ biến nhất là ở mức 25.000đ – 35.000đ. Trừ khi là suất ăn đặc biệt thì giá thành sẽ cao hơn.

Nếu bạn mở quán ăn lớn, nhà hàng thì hãy áp dụng công thức tính Food Cost để đưa ra được mức giá hợp lý nhất cho một phần ăn.

Food cost = Giá gốc chi phí nguyên liệu : Tỉ lệ phần trăm chi phí thực phẩm

Tỷ lệ % chi phí thực phẩm nằm trong khoảng 25 – 55%, phụ thuộc vào đẳng cấp quán, số sao, tiêu chuẩn. Tỉ lệ càng cao thì giá càng rẻ. Với các quán ăn bình dân thì tỉ lệ này là 25%.

Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân: Định giá món ăn hợp lý

Đảm bảo chất lượng ổn định và thái độ phục vụ tốt

Đảm bảo các món ăn ngon, duy trì chất lượng ổn định là kinh nghiệm mở quán ăn bình dân được chính những người đi trước chia sẻ. Các món ăn kèm cơm phải ngon và thời gian dài không bị kém đi thì sẽ giữ chân khách hàng vô cùng tốt. Một lưu ý nhỏ là nguyên liệu chuẩn bị cũng cần phải đảm bảo tươi thì chất lượng món ăn mới được đảm bảo.

Bạn là người trả công cho nhân viên. Nhưng nhân viên mới là người tiếp xúc trực tiếp và phục vụ khách hàng. Với một quán cơm bình dân, thì bạn không thể yêu cầu thái độ phục vụ như nhân viên của nhà hàng hay khách sạn cao cấp. Tuy nhiên, thái độ tối thiểu mà nhân viên phải có đó là nhiệt tình, lịch sự và tôn trọng khách hàng.

Dù bạn chỉ kinh doanh nhỏ, nhưng nhân viên phục vụ tốt, xử lý tình huống bất ngờ một cách khéo léo thì khách hàng sẽ rất sẵn lòng bỏ qua những thiếu sót của quán. Trong trường hợp không thể tự mình xử lý sự cố, hãy xin phép khách hàng để được vào trong xin ý kiến chủ hoặc quản lý. 

Nhìn chung, làm dịch vụ thì nhân viên không được mặt nặng mày nhẹ, hay tỏ thái độ không tốt với khách. Đây là kinh nghiệm mở quán ăn bình dân quan trọng bởi khách không hài lòng thì chỉ cần 1 vài bài bóc phốt trên mạng đủ khiến bạn lao đao rồi

Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân: Đảm bảo chất lượng ổn định và thái độ phục vụ tốt

Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ

Để kinh doanh quán ăn bình dân ổn định, lâu dài và ít bị “hỏi thăm” thì bạn hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết gồm:

  • Hợp đồng thuê nhà (nếu bạn thuê mặt bằng kinh doanh)
  • Hợp đồng thuê nhà (nếu bạn đang thuê mặt bằng kinh doanh)
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Đăng ký tại UBND Quận/Huyện
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Đăng ký tại UBND Quận/Huyện
  • Nếu có bán rượu trong quán ăn thì bạn còn cần thêm Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu

Để được cáp các loại giấy trên thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều thủ tục. Tuy nhiên quá trình làm lại khá là nhanh. Giấy đăng ký kinh doanh chỉ khoảng 3 ngày là bạn sẽ nhận được kết quả. Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thì cần có thời gian kiểm chứng thực tế nên cần 15 ngày. Nhìn chung bạn chuẩn bị theo hướng dẫn của ủy ban là được. 

Kinh nghiệm mở quán ăn bình dân: Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ

Trên đây là 10 kinh nghiệm mở quán ăn bình dân giúp bạn hốt bạc triệu mỗi ngày. Ngoài ra, để giúp quán mới nhanh chóng được mọi người biết đến hơn thì bạn đừng bỏ qua bước làm truyền thông marketing. Bạn hãy tận dụng sự phổ biến của các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube Shorts để quảng cáo quán. Tại vị trí kinh doanh, hãy làm biển lớn đặt bên ngoài cửa khi bắt đầu khai trương.

Đặc biệt, đừng bỏ qua các app giao đồ ăn online như Now, Shopee Food,….Hãy kiếm khách hàng từ mọi nguồn nhé!

Điện máy thực phẩm NEWSUN

Cần bao nhiêu vốn kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh?

Trong bối cảnh hiện nay, kinh doanh đồ ăn nhanh được xem là một ngành “hốt bạc” được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhưng “vốn kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh cần bao nhiêu? Làm sao để tối ưu vốn khi vừa bắt đầu khởi nghiệp?” là điều không phải ai cũng biết.

Vốn kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh

Số vốn kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh

Khi muốn kinh doanh bất kì một loại dịch vụ hay mặt hàng gì, điều đầu tiên bạn cần quan tâm và chuẩn bị là vốn. Tùy vào quy mô quán mà số vốn kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh có thể lớn hoặc nhỏ. Để mở được một cửa hàng đồ ăn nhanh thì bạn sẽ cần chuẩn khoảng từ 35 triệu – 150 triệu đồng. Quán càng lớn thì chi phí càng nhiều.

Số vốn nói trên sẽ được chi cho các khoản gồm:

  • Chi phí thuê địa điểm từ 5 – 50 triệu đồng/tháng. Giá mặt bằng dao động dựa vào vị trí có phải ở trung tâm thành phố hay không, có gần các khu dân cư, trường học hay khu văn phòng không. Diện tích mặt bằng bao nhiêu mét vuông,… Hãy cân nhắc đến tất cả vấn đề này để chọn được nơi đặt cửa hàng phù hợp.
  • Chi phí đầu tư dụng cụ nấu ăn: Dao động từ 5-10 triệu đồng. Tùy vào loại đồ ăn mà bạn định kinh doanh, các dụng cụ cũng khác nhau. Nếu thực đơn chủ đạo là các món chiên rán thì nhất định phải đầu tư bếp chiên, giỏ đựng đồ chiên,…
  • Chi phí trang trí quán: Khoảng 10 triệu đồng hoặc hơn tùy vào mức độ đầu tư của bạn.
  • Chi phí thuê nhân viên: Từ 10 – 30 triệu đồng tùy vào số lượng nhân viên. Bạn nên thuê nhóm đối tượng là sinh viên. Số nhân viên tùy vào quy mô quán và lượng khách.
  • Chi phí mua nguyên vật liệu tính theo ngày.
  • Chi phí marketing: Từ 2 – 6 triệu đồng hoặc cao hơn. Nếu chọn chạy quảng cáo facebook thì sẽ rất đắt. Tuy nhiên, nếu bạn chọn cách tiếp cận từ từ bằng cách tự quay video và đăng lên Tiktok, Facebook Reels, Youtube Shorts thì sẽ ít tốn chi phí hơn.
  • Chi phí mở cửa hàng đồ ăn nhanh phát sinh bao gồm các loại thuế khoảng 10 triệu.

>>> Xem thêm: Các hình thức kinh doanh đồ ăn nhanh hái ra tiền năm 2022

Số vốn kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh

Cách tối ưu vốn khi vừa mở quán

Thời điểm bắt đầu mở quán, làm sao vốn kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh tối ưu nhất là điều bạn nhất định không để qua. Nếu không biết cách quản lý đồng vốn thì tiền sẽ cạn rất nhanh. 

Điều quan trọng là hãy tiết kiệm chi phí mở cửa hàng đồ ăn nhanh. Thời gian đầu chưa có nhiều khách thì nên thuê ít nhân viên, chỉ cần 1-2 người. Nếu quán nhỏ thì chỉ cần 2 vợ chồng làm là đủ. Khoản phí nào không quá cần thiết thì nên cắt giảm. 

Xem thêm: Mô hình kinh doanh đồ ăn nhanh kiếm doanh thu 200 triệu/tháng

Bí quyết kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh thành công

Xác định đúng nhóm khách hàng

Để xác định đúng đối tượng khách hàng, bạn nên quan sát thực tế những cửa hàng bán đồ ăn tương tự và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Đồ ăn của bạn dù ngon nhưng không phải món mà khách hàng thích và không có nhu cầu thưởng thức thì cũng vô ích. Do vậy, hãy xác định rõ đối tượng người ăn mà quán hướng đến. Ví dụ đồ ăn nhanh thì thường là:

  • Những người trẻ từ 10 – 25 tuổi.
  • Đối tượng là học sinh, sinh viên.
  • Các nhóm, tập thể, cặp đôi,… dùng trong các buổi tụ tập, đi chơi.
  • Giới văn phòng, dùng vào bữa chiều.

Xác định đúng nhóm khách hàng

Cửa hàng nằm ở vị trí thích hợp

Hãy tìm vị trí phù hợp nhất với nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn đã khoanh vùng được ở trên. Hãy lưu ý, không thuê mặt bằng quán ở trong các ngõ hẻm. 

Nếu chọn đối tượng chính là học sinh viên viên thì hãy mở quán ở các khu lân cận, tốt nhất là vị trí quanh cổng chính và cổng phụ trường, đặt quán gần ký túc xá. Hãy đánh giá xem mặt bằng có xứng với số tiền mà chủ nhà báo hay không để trả giá hợp lý. Tránh để chi phí mở cửa hàng đồ ăn nhanh thâm hụt vào.

Món ăn “ngon – bổ – rẻ”

Với người Việt Nam thì “ngon – bổ – rẻ” chính là yếu tố hàng đầu để hút khách. Ngoài việc băn khoăn xem vốn kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh cần bao nhiêu thì menu cũng góp phần làm nên sự thành công. Bạn nên bỏ chút thời gian để thiết kế thực đơn sao phù hợp với đối tượng khách hàng. Đặc biệt giá thành cũng cần tương thích với món ăn và vừa túi tiền của khách. 

Món ăn: Khoai tây chiên, gà rán, xiên nướng, bánh tráng nướng, bánh tráng trộn, bắp xào…

Tráng miệng: Chè, bánh flan, sữa chua,…

Nước uống: Các loại nước đóng chai, trà sữa, dừa tắc, sâm, trà đào, nước sấu,…

>> Xem thêm: Top 10 ý tưởng kinh doanh đồ ăn nhanh “hái ra tiền”

Món ăn “ngon – bổ – rẻ”

Nhân viên thân thiện

Món ngon là yếu tố thứ nhất thì quan trọng thứ 2 là thái độ phục vụ của nhân viên. Hãy nhắc nhân viên của bạn rằng, dù trong bất kỳ trường hợp nào thì đều phải tươi cười với khách, không được tỏ ra tức giận hay quát mắng khách hàng. Hãy nhanh nhẹn và có thái độ tôn trọng khách tới quán dù họ là ai.

Khi order đồ ăn cũng cần nhanh chóng, không để thực khách chờ đợi quá lâu. Quán ăn dù có đồ ngon nhưng nhân viên thái độ với khách thì sẽ dễ bị “bóc phốt” trên mạng đấy.

Nhìn chung để có thể thành công, việc cân đối vốn kinh doanh cửa hàng đồ ăn nhanh là việc cực kỳ quan trọng. Chi phí mở cửa hàng đồ ăn nhanh mà hết, không thể xoay vòng vốn và không có vốn để tiếp tục duy trì thì chẳng mấy chốc mà quán đóng cửa.

Kế hoạch kinh doanh đồ ăn nhanh đem lại lợi nhuận cao 

Tại Việt Nam, bán đồ ăn nhanh luôn là mảnh đất đầy tiềm năng được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Và cũng chính bởi vậy mà thị trường này có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và bị chi phối bởi những thương hiệu lớn có tên tuổi. Bạn đang có ý định mở quán bán đồ ăn nhanh khởi nghiệp nhưng lại không biết đâu là hướng đi đúng đắn cho mình? Vậy hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể lập ra được một kế hoạch kinh doanh đồ ăn nhanh chi tiết đem lại thành công cao nhé!

Kế hoạch kinh doanh đồ ăn nhanh đem lại lợi nhuận cao 

Cùng tìm hiểu về đồ ăn nhanh 

Đồ ăn nhanh hay thức ăn nhanh là loại thức ăn được sản xuất, chế biến, phục vụ nhanh mà thậm chí thưởng thức nó cũng nhanh. Đồ ăn nhanh được tạo ra nhằm đáp ứng số lượng lớn nhu cầu của những người đi làm, những người không có thời gian ngồi ở quán ăn chờ đợi phục vụ. 

Nhu cầu ăn uống tăng cao cùng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin dẫn đến hiện diện của rất nhiều các hình thức bán đồ ăn nhanh khác nhau. Một số hình thức có thể kể đến là kinh doanh thức ăn nhanh vỉa hè, nhượng quyền kinh doanh cửa hàng thức ăn nhanh, kinh doanh cửa hàng thức ăn nhanh online và kinh doanh đồ ăn sáng nhanh,… 

>>> Xem thêm: Các hình thức kinh doanh đồ ăn nhanh hái ra tiền năm 2022

Các bước trong việc lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn nhanh 

Để có được một kế hoạch kinh doanh đồ ăn nhanh đem lại doanh thu, lợi thuận cao thì bạn có thể theo dõi trình tự các bước làm sau:

Xác định tập khách hàng mục tiêu của quán ăn nhanh

Xác định tập khách hàng mục tiêu của quán ăn nhanh

Điều đầu tiên bạn cần làm để có một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh chính là việc xác định khách hàng mục tiêu cho quán ăn của mình. 

Khách hàng mục tiêu được hiểu là nhóm đối tượng khách hàng trong phân đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Và nhóm đối tượng này phải có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp  và có khả năng chi trả cho những dịch vụ, sản phẩm ấy. 

Theo nghiên cứu, tập khách hàng tiềm năng của những quán bán đồ ăn nhanh được chia làm 3 nhóm từ 10-35 tuổi:

  • Khách hàng 10-18 tuổi: Nhóm tuổi học sinh, thương yêu thích các món ăn có  hương vị hấp dẫn và màu sắc bắt mắt như gà rán, khoai tây chiên,… Và nhóm tuổi này chưa độc lập về tài chính, kinh tế còn phụ thuộc vào bố mẹ. 
  • Khách hàng từ 18-25 tuổi: Nhóm tuổi yêu thích những món ăn giòn, đậm đà, có vị chua cay và thường nhóm tuổi này là sinh viên, những người đã đi làm thường hay đi theo nhóm để giao lưu trò chuyện. 
  • Khách hàng từ 25-35 tuổi: Nhóm tuổi hoàn toàn độc lập về kinh tế và có những yêu cầu cao hơn trong ăn uống. 

Đặt tên thương hiệu cho quán ăn/cửa hàng

Các nỗ lực marketing & truyền thông sẽ trở nên thật vô ích nếu như khách hàng thậm chí còn không nhớ nổi tên thương hiệu quán ăn của bạn. Vì vậy, đặt tên thương hiệu quán ăn thế nào để lại ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng là điều mà bạn cần phải chú tâm khi xây dựng kế hoạch kinh doanh đồ ăn nhanh.

Đối với hình thức kinh doanh bán hàng trực tiếp thì đơn giản nhất tên cửa hàng phải gắn liền với sản phẩm mà bạn định kinh doanh. Và có một số cách đặt tên có thể gây ấn tượng với khách hàng như đặt tên theo đặc điểm cá nhân như Nem chua rán Chị Hạnh, hoặc đặt tên theo địa điểm bán,… 

Còn đối với hình thức kinh doanh đồ ăn nhanh online thì bạn cần chọn cho quán ăn của mình một cái tên dễ nhớ, độc đáo và duy nhất. 

>>> Xem thêm: Cách kinh doanh quán ăn đông khách cho người mới hốt bạc triệu

Dự tính vốn đầu tư khi mở quán đồ ăn nhanh

Bước tiếp theo của kế hoạch kinh doanh là bạn cần phải xác định được số vốn ban đầu mà bạn có thể bỏ ra đầu tư. Mỗi  hình thức và quy mô kinh doanh khác nhau thì số vốn đầu cũng sẽ khác nhau.

Hình thức kinh doanh đồ ăn vặt vỉa hè là hình thức mà bạn cần bỏ vốn ít nhất. Tiếp theo đó, hình thức kinh doanh quán ăn trực tiếp hoặc online cần nhiều vốn hơn để duy trì và thuê mặt bằng. Và cuối cùng, hình thức kinh doanh cửa hàng nhượng quyền sẽ tốn nhiều vốn đầu tư nhất ví dụ để đạt được các tiêu chí nhượng quyền và nhận bảo hộ của KFC thì bạn sẽ phải bỏ ra số vốn khoảng 1,1-1,7 triệu USD.

Sáng tạo thực đơn/menu đồ ăn 

Mục tiêu cuối cùng khi mở quán ăn là làm sao quán ăn đông khách và thu được lãi. Vì vậy khi lập kế hoạch mở quán ăn thì không thể thiếu các khâu lên thực đơn, menu đồ ăn phù hợp với hình thức kinh doanh.

Sáng tạo thực đơn/menu đồ ăn 

Các quán ăn có thực đơn hấp dẫn thì tỷ lệ khách hàng quay lại ăn cao hơn. Menu hay thực đơn của quán phải đáp ứng được các tiêu chí như hiển thị đầy đủ danh mục các món ăn và mức giá cho từng món, menu được thiết kế đơn giản, bắt mắt. Và đặc biệt, cách đặt tên các món ăn trong thực đơn cũng làm thực khách tò mò và muốn quay lại để thưởng thức thêm những món khác. 

Trang trí, thiết kế quán ăn/cửa hàng

Bước trang trí, thiết kế quán ăn này chỉ dành cho hình thức kinh doanh trực tiếp hoặc kết hợp cả hai hình thức online và trực tiếp. 

Yếu tố đầu tiên mà bạn cần để tâm chính là có thể chọn lựa được cho quán ăn một bằng bằng có không gian rộng để khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ dàng khi thưởng thức món ăn tại quán. Và phong cách thiết kế quán ăn đẹp, ấn tượng cũng là một trong những điểm gây ấn tượng đến cho khách hàng, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của quán ăn trên thị trường. Tùy theo nhu cầu, tài chính và thực đơn các món ăn mà bạn sẽ lựa chọn phong cách phù hợp cho quán đồ ăn nhanh của mình. 

Marketing một cách hiệu quả 

Có thể nói, phương pháp quảng cáo có hiệu quả cao trong kinh doanh đồ ăn nhanh chính là marketing truyền miệng. Bạn mở được quán ăn có thiết kế đẹp kèm theo đó là món ăn ngon, thực đơn hấp dẫn và dịch vụ tốt thì chắc hẳn khách hàng đến ăn sẽ tiếp tục giới thiệu đến cho bạn bè của mình. Cùng với sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube thì hình thức review đồ ăn, quán ăn trở nên phổ biến đối với tất cả mọi người. Và bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này bằng cách mời các Food Reviewer ghé thăm quán ăn của mình. 

Ngoài ra, các chương trình ưu đãi, khuyến mại như giảm giá, tặng voucher, tặng quà theo cả hình thức online và offline vẫn là các công cụ xúc tiến quan trọng giúp thương hiệu/quán ăn của bạn được nhiều người biết đến, thu hút nhiều khách hàng 

Trên đây là các bước chi tiết giúp bạn lập ra được một kế hoạch kinh doanh đồ ăn nhanh đem lại lợi nhuận cao. Với những thông tin này, chắc hẳn bạn sẽ không còn ngần ngại gì trong việc mở cửa hàng đồ ăn nhanh nữa. Và sau đây, hãy cùng NEWSUN tham khảo thêm một số bài viết để có được nhiều kinh nghiệm hơn nhé!


	

Những điều cần biết khi mở quán ăn uống cho người mới bắt đầu

Bắt đầu kinh doanh quán ăn uống, nhiều người thường mắc sai lầm là vẽ ra tương lai màu hồng, lợi nhuận cao. Tuy nhiên khi bắt tay vào làm mới vỡ lẽ ràng bản thân còn thiếu sót quá nhiều thứ, mục tiêu đặt ra quá cao. Do vậy, những điều cần biết khi mở quán ăn uống dưới đây sẽ là hành trang quan trọng giúp bạn khởi nghiệp thành công.

Những điều cần biết khi mở quán ăn uống để không thất bại

Phân tích khách hàng là quan trọng nhất

Có được lượng khách hàng đông đảo sẽ giúp con đường phát triển của bạn vững chắc và bền bỉ hơn. Nhưng để thu hút được khách ghé quán thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu họ. 

Một cách dễ nhất để thấu hiểu khách hàng của mình, hãy chia vào các nhóm nhu cầu ăn uống như sau:

– Nhóm khách hàng ít/không thích ăn ngoài

Những người thuộc nhóm này luôn ưu tiên việc tự nấu ở nhà và ăn cùng gia đình hơn là đi ra ngoài ăn. Do đó, số lần họ đi ra ngoài ăn chỉ đếm trên đầu ngón tay, thông thường là những người lớn tuổi có thu nhập trung bình.

– Nhóm khách hàng tiết kiệm

Khách hàng thuộc nhóm này thường là những người cầm tiền trong gia đình. Họ có cần tính toán và quyết định nhiều khoản chi nên sẽ có xu hướng tiết kiệm hơn với từng mục cần tiêu tiền. Với khách hàng này, cho dù bạn cố “gợi ý” cho họ thêm một vài món nữa thì cũng vô ích. 

– Nhóm khách sành ăn

Đây là nhóm khách hàng rất khó tính trong việc ăn uống. Họ thích đồ ăn ngon và biết đánh giá hương vị, chất lượng và nguyên liệu của món ăn ra sao. Đây cũng là nhóm người có thu nhập cao và hào phóng, họ sẵn sàng chi số tiền lớn để ăn tại quán của bạn nếu nó xứng đáng.

>>> Xem thêm: Cách kinh doanh quán ăn đông khách cho người mới hốt bạc triệu

– Nhóm khách hàng dễ tính và phàm ăn

Nhóm khách hàng này thường là những người có thu nhập không cao, dễ tính trong việc chọn món ăn. Đặc biệt những người này cũng không kén chọn, họ có thể đi ra ngoài ăn cùng bạn hoặc thường xuyên gọi đồ ăn online. Họ không yêu cầu nhiều về chất lượng và hương vị như nhóm người sành ăn nên đây là nhóm người dễ tiếp cận nhất.

– Nhóm khách hàng thích sự mới lạ

Nhóm khách hàng này rất thích trải nghiệm những quán ăn mới, những món ăn là lạ. Do vậy đây là nhóm đối tượng rất khó để “giữ chân”, trừ khi nhà hàng của bạn luôn đổi mới.

– Nhóm khách hàng quan tâm đến sức khỏe

Tệp khách hàng này thường chú trọng vào chất lượng vệ sinh của món ăn. Họ không thích đồ ăn nhanh hay các món chiên dầu mỡ. Họ sẽ thường xuyên ghé quán và chi số tiền lớn cho một bữa ăn, miễn là nó ngon và vệ sinh.

>>> Xem thêm: 8 nguyên tắc kinh doanh quán ăn giúp bạn thành công

Sử dụng vốn đúng đắn

Với những người khởi nghiệp thì vốn được coi là “máu”. Nếu không biết sử dụng đồng vốn sao cho đúng đắn thì sẽ thất bại rất nhanh vì hết tiền. Do vậy từ khi bắt đầu kinh doanh, bạn hãy học cách tiết kiệm tiền.

Thông thường chi phí thực tế khi bắt tay vào làm sẽ đội lên gấp 3-4 lần so với dự trù. Do đó, bạn phải tính toán kỹ càng sao cho đủ tiền trong 1 năm hoặc ít nhất là 6 tháng. Khởi nghiệp kinh doanh quán ăn mà muốn thu được lãi thì cần thời gian, chứ 2-3 tháng đầu bạn chỉ lo tính sao cho không bị lỗ là tốt rồi. 

Một trong những điều cần biết khi mở quán ăn uống là khả năng xoay vòng vốn. Kỹ năng này sẽ là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại. Bởi nếu không biết cách xoay vốn, tiền sẽ cạn rất nhanh. 

Trong giai đoạn đầu, bạn hãy lên kế hoạch sử dụng vốn chi tiết để không lãng phí đồng tiền nào.

>>> Xem thêm: Mở quán ăn cần chuẩn bị những gì?

Sử dụng vốn đúng đắn

Lường trước được rủi ro có thể xảy đến

Kinh doanh quán ăn chắc chắn bạn sẽ gặp phải một vài rủi ro lớn hoặc nhỏ. Nếu bạn hiểu và lường trước được “điềm xấu” thì sẽ có được biện pháp phòng tránh, xử lý tốt nhất khi có vấn đề xảy ra.

  • Thực phẩm có vấn đề

Nếu thực khách ăn tại quán của bạn mà không may bị ngộ độc thì thật là nguy hiểm. Bạn không chỉ phải chịu toàn bộ trách nghiệm như bồi thường,… mà nặng hơn còn có thể bị ngừng kinh doanh nếu sự việc nghiêm trọng. 

Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, ngay từ đầu bạn nên tìm được nhà cung cấp thực phẩm uy tín, nguyên liệu nhập vào mỗi buổi sáng cũng cần được kiểm tra kỹ càng.

  • Thiệt hại do thực phẩm hư thối

Bảo nguyên liệu sao cho chúng không bị hỏng, không bị giảm chất lượng là việc rất quan trọng. Tốt nhất bạn hãy chuẩn bị những chiếc tủ lạnh hoặc tủ đông lớn. Nếu thường xuyên bảo quản thực phẩm qua vài ngày hay cả tuần, cả tháng thì bạn nên có một chiếc máy hút chân không để đóng gói nguyên liệu trước khi giữ lạnh.

Ngoài ra, hãy thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để không gian chứa đồ luôn được sạch sẽ, không có vi khuẩn.

Lưu trữ thực phẩm tươi ngon

  • Khách hàng khó chịu với dịch vụ và nhân viên

Rủi ro này là điều không thể tránh khỏi. Việc khách hàng thấy khó chịu không phải hiếm khi kinh doanh ăn uống, họ có thể gặp vấn đề với tiếp tân, phục vụ, hay chất lượng của món ăn,… Thậm chí đôi khi thực khách sẽ không quay lại quán hoặc “bóc phốt” chỉ vì thái độ nhân viên không tốt.

Do đó, bạn nên có buổi đào tạo với nhân viên mới, có nội quy quán và thưởng phạt rõ ràng để tránh làm mất lòng khách. Lường trước những khó khăn là điều cần biết khi mở quán ăn uống để bạn không thất bại.

Tìm được đồng đội tốt: Chọn mặt gửi vàng

Nếu khởi nghiệp, hãy hợp tác với những người thực sự tâm huyết. Đội ngũ người sáng lập không nên có nhiều hơn 2 người, bởi nhiều người điều hành thì dễ gặp mâu thuẫn trong các vấn đề.

Bên cạnh đó, hãy chọn người mà bạn có thể tin tưởng để làm đồng đội, khi gặp khó khăn có thể cùng nhau vượt qua. Chọn người gắn bó lâu dài và coi nhau như anh em. Vì họ có phần quan trọng đến việc thành công của bạn. Đây là điều cần biết khi mở quán ăn uống để luôn thành công.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn hiệu quả năm 2022

Đầu tư trang thiết bị hiện đại ngay từ đầu

Bắt đầu kinh doanh chắc chắn sẽ vất vả, do đó, bạn hãy đầu tư trang thiết bị hiện đại ngay từ đầu để hỗ trợ công việc. Tùy vào thực đơn hoặc món bạn nên đầu tư thiết bị chế biến thực phẩm cho phù hợp.

Một số loại máy móc và thiết bị nhà hàng mà bạn nên tham khảo để đầu tư là nồi nấu phở, máy thái thịt, lò nướng gas công nghiệp, bếp chiên điện,… Đầu tư những loại thiết bị này không chỉ giúp việc nấu nướng của đầu bếp đơn giản hơn mà còn là yếu tố quan trọng để quán của bạn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đầu tư trang thiết bị hiện đại ngay từ đầu

Những điều cần biết khi mở quán ăn uống mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ và có thể thành công ngay từ lần đầu khởi nghiệp.

Mở quán ăn có phải đóng thuế không? 

Bắt đầu kinh doanh quán ăn không đơn giản như bạn nghĩ, bên cạnh việc quan tâm đến các yếu tố như vấn đề phát triển kinh doanh thì bạn phải tìm hiểu và hoàn tất các thủ tục pháp lý, các giấy tờ liên quan,… Vậy mở quán ăn có phải đóng thuế không? Để trả lời câu hỏi này hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này nhé!

Giải đáp thắc mắc mở quán ăn có phải đóng thuế không? 

Tại sao mở quán ăn phải nộp thuế?

Theo Khoản 1 Điều 3 – Nghị định 39/2007/NĐ-CP, bất kỳ mô hình kinh doanh, hình thức mở quán nào thì cũng cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các giấy tờ liên quan và phải nộp thuế theo quy định của nhà nước. Với các hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp, mức thuế phải đóng của các loại hình này lại khác nhau. 

>>> Xem thêm: Đăng ký kinh doanh quán ăn cần những giấy phép gì?

Những loại thuế phải đóng khi mở quán ăn

Để kinh doanh mở quán ăn bạn cần phải thực hiện đăng ký các loại giấy phép như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm,… Và sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, cục thuế sẽ căn cứ vào hồ sơ và đưa ra mức thuế mà bạn phải nộp. Dưới đây là các loại thuế cần phải đóng khi mở quán ăn:

Mở quán ăn phải đóng những loại thuế nào?

Thuế môn bài

Thuế môn bài là một loại thuế trực thu mà doanh nghiệp hay cá nhân/hộ kinh doanh phải nộp định kỳ mỗi năm. Loại thuế này được thu dựa trên vốn điều lệ hoặc doanh thu hàng năm tùy theo hình thức kinh doanh.  

– Mức thuế môn bài đối với doanh nghiệp 

Doanh nghiệp gồm có doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần trả thuế môn bài dựa trên số vốn trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

  • Đối với doanh nghiệp có số vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài hàng năm sẽ là 3.000.000 đồng. 
  • Đối với doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng thì mức thuế môn bài hàng năm sẽ là 2.000.000 đồng. 
  • Và các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác,… sẽ đóng mức thuế môn bài hàng năm là 1.000.000 đồng. 

– Mức thuế môn bài đối với cá nhân/hộ kinh doanh

Cá nhân/hộ kinh doanh sẽ trả thuế môn bài dựa trên căn cứ tổng mức doanh thu trên một năm:

  • Mức thuế môn bài đối với cá nhân/hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 500 triệu đồng/năm là 1.000.000 đồng/năm.
  • Mức thuế môn bài đối với cá nhân/hộ kinh doanh có mức doanh thu 300 – 500 triệu đồng/năm là 500.000 đồng/năm. 
  • Mức thuế môn bài đối với cá nhân/hộ kinh doanh có mức doanh thu 100 – 300 triệu đồng/năm là 300.000 đồng/năm. 

>>> Xem thêm: 8 nguyên tắc cơ bản nhất giúp bạn kinh doanh quán ăn thành công

– Một số trường hợp không phải đóng thuế môn bài

Theo điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, các trường hợp cá nhân/hộ kinh doanh sau đây sẽ được miễn thuế môn bài: 

  • Có doanh thu kinh doanh dưới 100 triệu đồng/năm.
  • Các cá nhân/hộ kinh doanh không thường xuyên kinh doanh và không có địa điểm kinh doanh cố định.
  • Cá nhân/hộ kinh doanh sản xuất muối. 
  • Nuôi trồng và đánh bắt thủy – hải sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá. 

Thuế GTGT (Thuế giá trị gia tăng)

Thuế GTGT là loại thuế được tính dựa trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng qua việc mua hàng hóa với giá đã bao gồm thuế. Và tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất hàng hóa sẽ là người đứng ra kê khai và nộp thuế. 

Hướng dẫn nộp thuế GTGT dựa theo thông tư 92/2015/TT-BTC: 

  • Mức thuế GTGT phải đóng = Tỷ lệ thuế GTGT x Doanh thu thuế GTGT
  • Tỷ lệ thuế GTGT đối với mặt hàng ăn uống là 3% doanh thu. 

Thuế TN (Thuế thu nhập)

Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của pháp nhân và của cá nhân. Với trường hợp đánh vào thu nhập của pháp nhân thì loại thuế này được gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế sự nghiệp,… Còn đối với cá nhân, chúng ta sẽ gọi đây là thuế thu nhập cá nhân.

Tương tự thuế GTGT, mức thuế thu nhập cá nhân mà bạn phải nộp được tính như sau:

  • Mức thuế TNCN phải đóng = Tỷ lệ thuế TNCN x Doanh thu thuế TNCN 
  • Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân/hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống là 1,5%

Lưu ý: Những quán ăn có doanh thu dưới 100 triệu/năm sẽ không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT. Và cách tính doanh thu thuế GTGT và thuế TNCN sẽ dựa theo điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

>>> Xem thêm: 14+ mô hình kinh doanh quán ăn thu lãi cao nhất 2022

Địa điểm đóng thuế khi mở quán ăn 

Địa điểm đóng thuế khi mở quán ăn 

Người đóng thuế có thể đến những địa điểm sau để thực hiện đóng thuế theo quy định của nhà nước:

  • Kho bạc nhà nước. 
  • Cơ quan thuế, quản lý thu thuế. 
  • Cục thuế & Chi cục thuế.
  • Các ngân hàng thương mại có phối hợp thu thuế.

Trên đây là NEWSUN đã đưa ra câu trả lời, giải đáp cho việc mở quán ăn có phải đóng thuế không? Bên cạnh đó chúng tôi cũng giới thiệu chi tiết đến cho bạn đọc các loại thuế cần phải đóng khi mở quán ăn. Hy vọng những thông tin trên sẽ là thông tin hữu ích, giúp bạn mở quán ăn một cách thuận lợi nhất.

9 kinh nghiệm kinh doanh quán ăn bất bại dành cho người mới bắt đầu

Mở quán ăn là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay. Để mở bất kỳ mô hình quán ăn nào, có một số kinh nghiệm kinh doanh quán ăn mà bạn nhất định phải biết để thành công. Đặc biệt với những người lần đầu kinh doanh thì điều này càng quan trọng. Tham khảo ngay 9 kinh nghiệm dưới đây để có thể khởi nghiệp bất bại nhé!

9 kinh nghiệm kinh doanh quán ăn bất bại dành cho người mới bắt đầu

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết

Đây thường là điều mà rất nhiều người chủ quan và bỏ qua. Hãy nhớ, trước khi chính thức mở quán, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ liên quan đến pháp lý, vệ sinh an toàn thực phẩm như: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận ATVS thực phẩm,… 

>>> Xem thêm: Đăng ký kinh doanh quán ăn cần những giấy phép gì?

Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh

Một kinh nghiệm kinh doanh quán ăn quan trọng mà bạn cần biết đó là chuẩn bị vốn đầy đủ. Đây chính là bước quan trọng và nó cũng đóng góp 1 phần vào việc bạn sẽ thành công hay thất bại. Bạn cần phải xác định xem cần phải bỏ ra bao nhiêu vốn, bản thân có bao nhiêu và phải đi vay bao nhiêu. Hãy cân nhắc và tính toán cẩn thận để tránh tình trạng quán mở được 2-3 tháng là đóng cửa vì không xoay được vốn.

Những khoản chi phí ban đầu bạn cần phải chi ra để mở quán gồm: 

  • Chi phí thuê mặt bằng: Hiện tại hầu hết các các chủ nhà đều cho thuê qua công ty tài chính nên giá bị đội lên. Bạn hãy chịu khó đi tìm để gặp trực tiếp chủ nhà và đàm phán mức giá thấp hơn.
  • Chi phí đầu tư thiết bị: Tùy theo loại quán ăn định mở, bạn sẽ cần đầu tư những loại thiết bị và nồi chảo khác nhau. 
  • Chi phí nhân công: Lương nhân viên bây giờ cũng không hề rẻ. Nếu chỉ thuê phục vụ, thu ngân,… thì giá ít nhất cũng là hơn 20.000đ/giờ (thuê sinh viên).
  • Chi phí nguyên vật liệu hàng ngày: Giá nguyên liệu sẽ thay đổi thường xuyên tùy vào tình hình thị trường và loại đồ ăn mà bạn định bán.
  • Tiền cải tạo mặt bằng, trang trí quán ăn: Bạn sẽ cần khoản phí không nhỏ cho việc cải tạo và trang trí lại mặt bằng. Nếu định hướng quán càng bình dân thì khoản phí này sẽ càng rẻ.
  • Chi phí cho bát đũa, bàn ghế, giỏ đựng rác,…..

Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh

Đào tạo nhân viên

Hiện nay, đây là một trong những kinh nghiệm kinh doanh quán ăn mà bạn nhất định phải quan tâm và biết. Hãy đào tạo nhân viên của bạn luôn có thái độ phục vụ tốt với khách hàng. Dù đồ ăn ngon nhưng nhân viên luôn cau có, làm lơ hay không quan tâm đến thực khách thì quán cũng sẽ mất khách rất nhanh.

Đôi khi, đồ ăn bạn phục vụ có vấn đề nhưng nhân viên thái độ tốt và hợp tác cũng sẽ khiến khách hàng hài lòng.

Chỉ cần truy cập vào một số hội nhóm review đồ ăn trên Facebook thì bạn sẽ thấy 10 bài chê thì có tới 8 bài là do thái độ phục vụ. Hãy cẩn thận với điều này nhé!

>>> Xem thêm: 8 nguyên tắc kinh doanh quán ăn giúp bạn thành công

Làm marketing

Để người khác biết đến quán ăn nhiều hơn thì bạn nhất định phải quảng bá. Dù quán ăn lớn hay nhỏ thì bạn cũng nên xây dựng thương hiệu. Các nền tảng tốt nhất hiện nay có thể kể đến là Tiktok, Facebook (bảng tin và reels), Instagram, Youtube Shorts. Đây đều là những nền tảng chia sẻ video ngắn vô cùng hot và dễ lên xu xướng. Hãy khai thác các chủ đề liên quan đến quán ăn của bạn hoặc văn hóa ẩm thực. Hướng đi này rất tốt để người trẻ biết đến bạn nhanh chóng hơn.

Làm marketing

Trau dồi kiến thức về ẩm thực

Dù bạn có phải là người đứng bếp hay không thì cũng cần phải biết về ẩm thực và cách nấu nướng. Đây là kinh nghiệm kinh doanh quán ăn được rất nhiều ông chủ nhà hàng chia sẻ lại. Bạn có thể nâng cao tay nghề bằng cách đi học các lớp nấu ăn kết hợp với việc nghiên cứu từ những quán đối thủ.

Tạo ra sự khác biệt cho quán ăn

Ở thời đại đi 1 bước là có cả chục quán ăn, nếu không có ý tưởng độc đáo và không tạo ra sự khác biệt thì sẽ rất khó để cạnh tranh. Hãy cân nhắc 2 yếu tố có thể khai thác như bán những món ăn lạ mà khu vực bạn chưa có. Thứ 2, nếu món ăn đã có người bán thì hãy tìm cách để biến tấu nó đi, tạo ra hương vị của riêng bạn. Đôi khi vẫn là món ăn đó nhưng ngon hơn một tí và được đổi sang một cái tên độc lạ là cũng có thể hút khách rất tốt.

>>> Xem thêm: 14+ mô hình kinh doanh quán ăn thu lãi cao nhất 2022

Chọn phân khúc khách hàng

Kinh nghiệm kinh doanh quán ăn hiệu quả là bạn cần xác định phân khúc khách hàng mà bạn hướng tới là ai. Chọn phân khúc là đối tượng trẻ, học sinh sinh viên thì cần chọn địa điểm như thế nào, trang trí sao cho phù hợp với sở thích chụp ảnh của họ. Người trẻ bây giờ không ngại đi xa để thưởng thức một món ngon, không gian đẹp.

Đầu tư trang bị thiết bị

Về việc đầu tư trang thiết bị, bạn cũng tham khảo kinh nghiệm kinh doanh quán ăn của mọi người để mua đúng và đủ. Ngoài những loại vật dụng không thể thiếu như dao, thớt, chậu, rổ, rá, chậu rửa công nghiệp thì bạn sẽ cần mua những vật dụng phù hợp với loại quán ăn.

  • Mô hình quán bún, phở, các món có nước dùng: Các thiết bị gồm có nồi nấu phở, máy thái thịt,…
  • Quán cơm bình dân: Tủ nấu cơm, nồi hấp cơm, bàn inox giữ nóng thức ăn,….
  • Quán lẩu nướng: Nồi nấu công nghiệp, máy thái thịt đông lạnh,…
  • Quán gà rán, khoai tây chiên: Bếp chiên, máy gọt khoai tây, máy thái rau củ, tủ giữ nóng thực phẩm,…
  • Quán ăn sáng: nồi nấu cháo, nồi tráng bánh cuốn, nồi đồ xôi,….

Các bạn có thể tham khảo thêm những trang thiết bị nhà bếp tại dienmaythucpham NEWSUN

Đầu tư trang bị thiết bị

Chọn địa điểm kinh doanh phù hợp 

Mặt bằng kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng với các quán ăn. Nó sẽ là yếu tố góp phần quyết định đến việc thành hay bại của bạn. Chọn địa chỉ quán ăn cần phải thỏa mãn những yêu cầu như:

  • Dễ đi, dễ tìm, giao thông thuận tiện.
  • Càng gần các khu trung tâm, địa điểm vui chơi, trường học, khu dân cư,… thì càng tốt.
    Có chỗ để xe miễn phí.
  • An ninh tốt

Thực tế bây giờ có rất nhiều người không vào quán ăn chỉ vì nơi đó không có chỗ để xe hoặc để xe thu tiền vé. Đây chính là một trong những điểm trừ khiến khách hàng ít quay lại hoặc không đến vào lần sau dù đồ ăn có ngon tới đâu. 

Ngoài ra, hãy bố trí bảo vệ trông xe cho khách để tránh tình trạng mất trộm.

Trên đây là chi tiết 9 kinh nghiệm kinh quán ăn mà bạn cần biết nếu muốn bắt đầu khởi nghiệp. Nhìn chung, bạn chuẩn bị càng kỹ thì tỉ lệ thành công càng cao hơn. Nếu cần tham khảo các thiết bị cho quán ăn thì hãy liên hệ ngay tới hotline NEWSUN nhé!